Kinh tế thế giới và một số triển vọng năm 2016

Kinh tế thế giới và một số triển vọng năm 2016

Tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2015 và 2016 sẽ tiếp tục phục hồi, dự báo đạt tốc độ tăng cao hơn năm 2014 nhưng không nhiều.

Tăng trưởng kinh tế và các hoạt động kinh tế đối ngoại

Tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2015 và 2016 sẽ tiếp tục phục hồi, dự báo đạt tốc độ tăng cao hơn năm 2014 nhưng không nhiều. Theo Báo cáo cập nhật tháng 7/2015 về triển vọng kinh tế toàn cầu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng ở mức 3,3% trong năm 2015 (điều chỉnh giảm -0,2%) và được kỳ vọng tăng lên 3,8% trong năm 2016. Việc điều chỉnh giảm dự báo của IMF cho thấy triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn. Dự báo của IMF về các nền kinh tế lớn và các khu vực trên thế giới có thể tóm lược ở một số điểm sau:

– Trong nhóm các nước công nghiệp phát triển, tăng trưởng kinh tế Mỹ dự báo tăng 2,5% trong năm 2015. Kết quả dự báo này được điều chỉnh giảm -0,6% so với dự báo gần nhất. Đây là mức điều chỉnh giảm khá mạnh do những suy giảm trong khu vực sản xuất của nền kinh tế này. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn là động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhóm các nước công nghiệp phát triển trong năm 2015 và 2016. IMF cho rằng triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm 2016 có thể đạt 3,0% (chỉ điều chỉnh giảm -0,1% so với dự báo gần nhất). Theo các phân tích của IMF, sự phục hồi của thị trường nhà đất, mức lương tăng, các điều kiện tài chính cho tiêu dùng và đầu tư vẫn hết sức thuận lợi kết hợp với giá nhiên liệu thấp tiếp tục thúc đẩy kinh tế Mỹ phục hồi.

– Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (EU) được dự báo sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm 2015 và 1,7% trong năm 2016. IMF đã không điều chỉnh giảm dự báo với khu vực Châu Âu do sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trong khu vực EU cơ bản vẫn tiếp diễn.IMF đã không điều chỉnh hoặc điều chỉnh tăng nhẹ đối với dự báo triển vọng của các nước Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Mặc dù IMF vẫn xem cuộc khủng hoảng của Hy Lạp là một nhân tố rủi ro đối với các kịch bản dự báo của tổ chức này nhưng vẫn cho rằng những vấn đề về cứu trợ cho Hy Lạp có thể chỉ làm gia tăng gánh nặng hơn đối với Châu Âu mà không gây ra tình trạng khủng hoảng trên diện rộng hay một sự sụp đổ hoàn toàn của khu vực sử dụng đồng tiền chung này. Thị trường tài chính Châu Âu thời gian qua đã không phản ứng nhiều đối với những diễn biến ở Hy Lạp, giá một số loại trái phiếu (bond) có tăng nhưng khiêm tốn.

– Nền kinh tế Nhật Bản đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi trở lại sau khi tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8% và sự giảm giá của đồng Yên trong năm 2015. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản vẫn ở mức khiêm tốn, dự báo chỉ đạt khoảng 0,8% trong năm 2015 (điều chỉnh giảm -0,2% so với dự báo gần nhất) và dự kiến đạt 1,2% trong năm 2016. Nhìn chung, IMF không nhiều lạc quan về triển vọng của kinh tế Nhật Bản cũng như chương trình kích thích kinh tế của Thủ tướng Abe. Các dự báo của IMF về triển vọng trong ngắn hạn và trung hạn đối với kinh tế Nhật Bản vẫn rất dè dặt.

– Các dự báo mới nhất của IMF đã không có nhiều điều chỉnh đối với triển vọng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tại khu vực Châu Á, Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2015 và năm 2016 nhờ tác động từ giá dầu giảm và nhiều cải cách kinh tế đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc ngày càng tăng trưởng chậm lại sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng kinh tế khu vực Châu Á.Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và một số quốc gia có quan hệ thương mại và đầu tư lớn với Trung Quốc mà có thể kinh tế thế giới cũng bị ảnh hưởng sâu sắc do kinh tế Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Ngoài ra, suy giảm tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu thô như Liên bang Nga hay các nước thuộc khối OPEC cũng tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới.

Bảng 1: Dự báo triển vọng kinh tế thế giới 2015 và 2016

Dự báo tăng trưởng Điều chỉnh dự báo so với tháng 4/2015 Nhu cầu nhập khẩu của các nhóm nước
2014 2015 2016 2015 2016 2014 2015 2016
Thế giới 3,4 3,3 3,8 -0,2 0,0 3,2 4,1 4,4
Các nền kinh tế phát triển 1,8 2,1 2,4 -0,3 0,0 3,3 4,5 4,5
Mỹ 2,4 2,5 3,0 -0,6 -0,1
Châu Âu 0,8 1,5 1,7 0,0 +0,1
Nhật Bản -0,1 0,8 1,2 -0,2 0,0
Anh Quốc 2,9 2,4 2,2 -0,3 -0,1
Pháp 0,2 1,2 1,5 0,0 0,0
Đức 1,6 1,6 1,7 0,0 0,0
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển 2,8 2,9 2,9 0,0 -0,3 3,4 3,6 4,7
Trong đó: – Trung Quốc 7,4 6,8 6,3 0,0 0,0
                  – Ấn Độ 7,3 7,5 7,5 0,0 0,0

Nguồn: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Một đặc điểm quan trọng của xu hướng phục hồi tăng trưởng kinh tế của các khu vực và nền kinh tế trên thế giới hiện nay là không đồng đều. Đối với các nước công nghiệp phát triển, sự phục hồi của Mỹ mạnh hơn các nước EU và Nhật Bản, dẫn đến đôla Mỹ lên giá so với các đồng tiền mạnh khác. Chính sách tỉ giá của nhiều nước đang được điều chỉnh nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, điển hình là Trung Quốc đã liên tục phá giá đồng nhân dân tệ trong thời gian gần đây. Chính sách này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động ngoại thương của nhiều nước trên thế giới do hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc đang chiếm đến 15% tổng khối lượng xuất khẩu toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm nên các hoạt động thương mại toàn cầu cũng gặp khó khăn, nhu cầu nhập khẩu của các nền kinh tế phát triển năm 2015 chỉ tăng nhẹ so với năm 2014 và không có xu hướng cải thiện hơn trong năm 2016. Đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng hơn vào năm 2016.Ngoài ra, IMF cho rằng những diễn biến phức tạp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới như khủng hoảng ở Ukraine, bạo lực ở Trung Đông có ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế của nhiều khu vực và quốc gia. Những sự bất ổn này luôn ảnh hưởng tiêu cực đến các các hoạt động xuất nhập khẩu.

Xu hướng đầu tư trên thế giới theo khu vực và ngành kinh tế

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2015 của UNCTAD, tổng vốn FDI toàn cầu năm 2014 là 1,23 nghìn tỷ USD, giảm 16% so 

Cục Đầu tư nước ngoài