Viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO)

MỤC 1. NGUỒN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI (NGO)

1. Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt khoản viện trợ là chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

– Bước 2: Chủ khoản viện trợ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án.

– Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thụ lý hồ sơ.

– Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bộ hồ sơ tới Sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có chức năng liên quan ở địa phương để xin ý kiến. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá:

 + Tính phù hợp của mục tiêu chương trình, dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng chương trình, dự án;

+ Tư cách pháp nhân của các bên cung cấp viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ và tính hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam của các tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bên tiếp nhận viện trợ;

+ Khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của Chủ khoản viện trợ; Khả năng đóng góp đối ứng của phía Việt Nam;

+ Các nội dung về cơ chế tài chính trong nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; Tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách của chương trình, dự án dành cho các hạng mục chủ yếu của chương trình, dự án;

+ Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của các bên tham gia;

+ Hiệu quả, tác động về kinh tế – xã hội, an ninh, trật tự xã hội, khả năng vận dụng kết quả chương trình, dự án vào thực tiễn và tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến kết luận làm cơ sở để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt chương trình, dự án với các nội dung: Tên chương trình, dự án; tên cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án, Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài; mục tiêu và kết quả chủ yếu; thời gian và địa điểm thực hiện; tổng vốn của chương trình, dự án; cơ chế tài chính trong nước ; phương thức quản lý thực hiện.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

– Văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định và trình xem xét, quyết định phê duyệt chương trình, dự án

– Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án;

– Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ.

– Văn kiện chương trình, dự án;

– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài).

+ Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

+ Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.

d) Số lượng hồ sơ:

– 06 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).

đ) Thời hạn giải quyết:

– Thời gian xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chương trình, dự án kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 20 ngày.

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình, dự án.

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn kiện chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

2. Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt khoản viện trợ là chương trình, dự án đầu tư sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập văn kiện chương trình, dự án đầu tư sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với dự án viện trợ có nội dung đầu tư công, đầu tư xây dựng phải được xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công và đầu tư xây dựng công trình

– Bước 2: Chủ khoản viện trợ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án.

– Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thụ lý hồ sơ.

– Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bộ hồ sơ tới Sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có chức năng liên quan ở địa phương để xin ý kiến. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá:

+ Đối với dự án viện trợ có nội dung đầu tư công, đầu tư xây dựng phải theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công và đầu tư xây dựng công trình.

+ Tính phù hợp của mục tiêu chương trình, dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng chương trình, dự án;

+ Tư cách pháp nhân của các bên cung cấp viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ và tính hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam của các tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bên tiếp nhận viện trợ;

+ Khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của Chủ khoản viện trợ; Khả năng đóng góp đối ứng của phía Việt Nam;

+ Các nội dung về cơ chế tài chính trong nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; Tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách của chương trình, dự án dành cho các hạng mục chủ yếu của chương trình, dự án;

+ Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của các bên tham gia;

+ Hiệu quả, tác động về kinh tế – xã hội, an ninh, trật tự xã hội, khả năng vận dụng kết quả chương trình, dự án vào thực tiễn và tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến kết luận làm cơ sở để báo cáo Cơ quan chủ quản.

– Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt chương trình, dự án với các nội dung: Tên chương trình, dự án; tên cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án, Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài; mục tiêu và kết quả chủ yếu; thời gian và địa điểm thực hiện; tổng vốn của chương trình, dự án; cơ chế tài chính trong nước ; phương thức quản lý thực hiện.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

– Văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định và trình xem xét, quyết định phê duyệt chương trình, dự án

– Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án;

– Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ.

– Văn kiện chương trình, dự án;

– Văn kiện chương trình, dự án phải được xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công và đầu tư xây dựng công trình.

– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài).

+ Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

+ Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.

d) Số lượng hồ sơ:

– 06 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).

đ) Thời hạn giải quyết:

Thời gian xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình, dự án kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 20 ngày.

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình, dự án.

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn kiện chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14;

Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

3. Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt phi dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập văn kiện phi dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

– Bước 2: Chủ khoản viện trợ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án.

– Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thụ lý hồ sơ.

– Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bộ hồ sơ tới Sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có chức năng liên quan ở địa phương để xin ý kiến. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá:

 + Tính phù hợp của mục tiêu tiếp nhận phi dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng;

+ Tư cách pháp nhân của các bên cung cấp viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ và tính hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam của các tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bên tiếp nhận viện trợ;

+ Khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của Chủ khoản viện trợ; Khả năng đóng góp đối ứng của phía Việt Nam;

+ Các nội dung về cơ chế tài chính trong nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

+ Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của các bên tham gia;

+ Hiệu quả, tác động về kinh tế – xã hội, an ninh, trật tự xã hội, khả năng vận dụng kết quả vào thực tiễn và tính bền vững và hiệu quả của viện trợ phi dự án sau khi kết thúc.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến kết luận làm cơ sở để báo cáo Cơ quan chủ quản.

– Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt phi dự án với các nội dung: Tên phi dự án; tên cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án, Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài; mục tiêu và kết quả chủ yếu; thời gian và địa điểm thực hiện; tổng vốn của phi dự án; cơ chế tài chính trong nước; phương thức quản lý thực hiện.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

– Văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định và trình xem xét, quyết định phê duyệt phi dự án;

– Văn bản đề nghị phê duyệt phi dự án;

– Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ.

– Văn kiện phi dự án;

– Chứng thư giám định chất lượng hàng hóa được cấp bởi tổ chức giám định hợp pháp và đủ năng lực được Việt Nam hoặc nước sở tại công nhận. Chứng thư giám định phải nêu kết luận về chất lượng của hàng hóa, thiết bị, phương tiện vận tải đạt yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn tương đương được Việt Nam chấp nhận.

– Đối với khoản viện trợ phi dự án là các phương tiện vận tải đã qua sử dụng, cần có thêm các văn bản sau: bản dịch tiếng Việt đã được công chứng của bản đăng ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện của Bên cung cấp viện trợ; bản dịch tiếng Việt đã được công chứng của giấy Chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của nước Bên cung cấp viện trợ. Trong trường hợp có phương tiện tạm nhập tái xuất thì cần có Giấy Chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài).

+ Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

+ Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.

d) Số lượng hồ sơ:

– 06 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).

đ) Thời hạn giải quyết:

Thời gian xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phi dự án kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 20 ngày.

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp nhận phi dự án.

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn kiện phi dự án theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

MỤC 2. VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

4. Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại

a) Trình tự thực hiện:

– Đối với dự án, phi dự án không quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định 56/2020/NĐ-CP:

Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn bản gửi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan kèm theo Văn kiện dự án, phi dự án và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Trường hợp dự án, phi dự án có quy mô vốn ODA không hoàn lại từ 200.000 đô la Mỹ trở xuống, người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án và không bắt buộc phải lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản góp ý về những nội dung của Văn kiện dự án, phi dự án và những vấn đề cần thiết có liên quan.

Bước 3: Cơ quan chủ quản chủ trì thẩm định dự án, phi dự án với các nội dung gồm: sự phù hợp của dự án, phi dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện; vốn và khả năng cân đối vốn, cơ chế tài chính; tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách dành cho các hạng mục chủ yếu; cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của nhà tài trợ nước ngoài và các bên tham gia (nếu có); hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả vào thực tiễn và tính bền vững sau khi kết thúc; những ý kiến đã được thống nhất hoặc còn khác nhau giữa các bên.

Bước 4: Căn cứ kết quả thẩm định, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án.

 Nội dung chính của Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án gồm (i) Tên dự án, phi dự án; (ii) Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài (nếu có); (iii) Tên cơ quan chủ quản, chủ dự án; (iv) Thời gian, địa điểm thực hiện; (v) Mục tiêu, hoạt động và kết quả; (vi) Tổ chức quản lý; (vii) Tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn gồm: Vốn ODA không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam) và vốn đối ứng (đồng Việt Nam) và; (viii) Các nội dung khác.

Bước 5. Sau khi Văn kiện dự án, phi dự án được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo Văn kiện dự án, phi dự án đã được phê duyệt có đóng dấu giáp lai của cơ quan chủ quản và các tài liệu liên quan để giám sát và phối hợp thực hiện.

Bước 6: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài và đề nghị xem xét tài trợ.

– Đối với dự án, phi dự án quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định 56/2020/NĐ-CP:

Cơ quan chủ quản không tổ chức thẩm định. Người đứng đầu cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định chủ trương thực hiện để quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

– Văn bản lấy ý kiến.

– Văn bản trình phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án của chủ dự án.

– Dự thảo Văn kiện dự án, phi dự án.

– Văn bản góp ý của các cơ quan liên quan.

– Các tài liệu liên quan khác (nếu có) như: văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung dự án, phi dự án, thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ, văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ.

d) Số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ (Riêng Văn kiện dự án, phi dự án: 08 bộ).

đ) Thời hạn giải quyết:

Không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chủ quản.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại.

i) Lệ phí:

Không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn kiện dự án, phi dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật đầu tư công

– Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

5. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm C thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản đề nghị góp ý kiến của về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Bước 2: Căn cứ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 3: Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án (bản gốc)

Bước 4: Căn cứ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án của Cơ quan chủ quản Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài và đề nghị xem xét tài trợ chương trình, dự án.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

– Công văn của Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản đề nghị góp ý kiến về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

– Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

– Các tài liệu khác (nếu có)

d) Số lượng hồ sơ:

01 bộ gốc (riêng Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư: 03 bộ)

đ) Thời hạn giải quyết:

Theo quy định của Chính phủ.

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chủ trương chương trình, dự án của cơ quan chủ quản.

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm):

Không có

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

       –  Luật Đầu tư công;

        – Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

6. Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản

a) Trình từ thực hiện:

  • Dự án không có cấu phần xây dựng:

Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;

Bước 2: Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;

Bước 3: Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật Đầu tư công;

Bước 4: Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.

  • Trình tự lập thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng: thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trừ dự án quan trọng quốc gia.
  • Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định chương trình, dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và phải được thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

– Tờ trình thẩm định chương trình, dự án

– Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án

– Các tài liệu khác có liên quan

d) Số lượng hồ sơ:

Theo quy định của Chính phủ

đ) Thời hạn giải quyết:

Theo quy định của Chính phủ

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định đầu tư chương trình, dự án.

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm):

– Theo quy định của Chính phủ.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Đầu tư công;

– Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

7. Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng.

a) Trình tự thực hiện:

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư chương trình, dự án và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài lập hoặc rà soát, cập nhật kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, trình cơ quan chủ quản xem xét và phê duyệt.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, cơ quan chủ quản chương trình, dự án, gửi Quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài phục vụ công tác giám sát, đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án được lập cho toàn bộ thời gian thực hiện chương trình, dự án và phải bao gồm tất cả hợp phần, hạng mục, nhóm hoạt động, nguồn vốn tương ứng (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.

d) Số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ

đ) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chủ quản.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án được phê duyệt

i) Lệ phí:

Không có.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không có

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Đầu tư công;

– Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

8. Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hàng năm.

a) Trình tự thực hiện:

  1. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án đã được cơ quan chủ quản phê duyệt; căn cứ tình hình giải ngân thực tế và kế hoạch giải ngân theo điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án xem xét và trình người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi hằng năm là một phần kế hoạch đầu tư hằng năm của cơ quan chủ quản.
  2. Cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt kế hoạch thực hiện hằng năm.
  3. Hằng năm, vào thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, cơ quan chủ quản tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm vào kế hoạch đầu tư công và kế hoạch ngân sách hàng năm của cơ quan chủ quản.

– Đối với chương trình, dự án vay lại toàn bộ từ ngân sách nhà nước: Hằng năm, vào cùng thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, chủ dự án lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án trình cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch vốn ODA, vốn vay ưu đãi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để theo dõi, giám sát tình hình thực hiện. Cơ quan chủ quản, chủ dự án có trách nhiệm tự cân đối đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện của chương trình, dự án.

– Đối với chương trình, dự án vay lại một phần từ ngân sách nhà nước: Tùy theo tính chất của từng hợp phần chương trình, dự án (cấp phát toàn bộ hay cho vay lại), chủ dự án áp dụng quy trình lập và trình duyệt kế hoạch của chương trình, dự án tương ứng với từng hợp phần của chương trình, dự án theo quy định tại khoản 1, 2, 7 Điều 42 Nghị định số 56.

  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm, chủ dự án gửi cơ quan chủ quản và thông qua cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài Quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm phục vụ công tác giám sát, đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

Nội dung của kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm phải có thông tin chi tiết về các hợp phần (chia theo hợp phần hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư xây dựng), các hạng mục và hoạt động chính, các nguồn vốn, kể cả vốn đối ứng và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.

d) Số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ

đ) Thời hạn giải quyết:

Không có

e) Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chủ quản.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm được phê duyệt

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không có

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Đầu tư công;

– Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài./.

9. Xác nhận chuyên gia nước ngoài làm việc cho chương trình dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chuyên gia người nước ngoài cung cấp thông tin cần thiết cho Chủ dự án.

– Bước 2: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng chuyên gia có hiệu lực, Chủ dự án gửi Cơ quan chủ quản công văn đề nghị xác nhận chuyên gia kèm theo hồ sơ theo quy định.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

– Bản cam kết không mang quốc tịch Việt Nam của chuyên gia.

– Bản sao hộ chiếu (có chứng thực) của chuyên gia và các thành viên trong gia đình chuyên gia, trong đó có trang thị thực nhập cảnh Việt Nam (nếu có) và trang đóng dấu xuất nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

– Bản gốc hoặc bản sao (có chứng thực) các tài liệu sau: (i) Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu dịch vụ tư vấn (cá nhân hoặc nhóm chuyên gia); (ii) Tài liệu đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm phần danh sách tư vấn).

– Văn bản chấp thuận của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong trường hợp có sự thay đổi và bổ sung so với danh sách chuyên gia, tư vấn trong tài liệu đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Bản sao hợp đồng tư vấn của chuyên gia (cá nhân hoặc Nhóm chuyên gia) ký với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền Bên Việt Nam hoặc Bên nước ngoài.

d) Số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết:

Cơ quan chủ quản xác nhận chuyên gia theo đúng mẫu quy định trong vòng 15 làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện:

Cơ quan chủ quản của các chương trình, dự án ODA.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Là tổ chức (Các chủ dự án của các chương trình, dự án ODA có chuyên gia nước ngoài làm việc và cần xác nhận chuyên gia).

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản các chương trình, dự án ODA.

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm):

Tờ khai xác nhận chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án ODA tại Việt Nam tại Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT- BKHĐT-BTC ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA;

– Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.