Việt Nam thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài tại Ethiopia

Ngày 24/8/2018, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tới Ethiopia và Ai Cập; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ethiopia đồng chủ trì tổ chức Tọa đàm kinh tế Việt Nam – Ethiopia tại Khách sạn Hilton, thành phố Addis Ababa với mong muốn thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư sang Ethiopia, đặc biệt là trong các lĩnh vực hai bên có nhu cầu và khả năng hợp tác như: dầu khí, viễn thông, công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, da giầy, khai khoáng, năng lượng, sản xuất hàng tiêu dùng…

Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sang thăm Ethiopia, dấu mốc lịch sử quan trọng của quan hệ hai nước sau 42 năm kế từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới, tầm nhìn mới cho quan hệ hợp tác đầu tư kinh doanh giữa hai nước

Tọa đàm kinh tế Việt Nam – Ethiopia có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Công thương,  Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ethiopia, Chủ tịch Phòng thương mại Ê-ti-ô-pi-a và hơn 300 đại biểu đến từ doanh nghiệp của hai nước trong các lĩnh vực: sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí, nông nghiệp,…

Tại Tọa đàm các doanh ngiệp đã đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn luật pháp,  chính sách đầu tư kinh doanh tại Ê-ti-ô-pi-a. Sau Tọa đàm các doanh nghiệp hai nước kết nối, trao đổi thông tin theo từng lĩnh vực sản xuất: năng lượng, cơ khí và tự động hóa, nông nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Với quy mô dân số trên 103 triệu người, Ê-ti-ô-pi-a là thị trường lớn, có triển vọng tăng trưởng nhanh, chi phí thấp, đồng thời cũng là một thị trường lao động dồi dào, đáp ứng các yêu cầu về nguồn nhân lực cho hợp tác và phát triển. Với vị trí ở trung tâm của Châu Phi, có trụ sở của Liên minh Châu Phi (AU) đặt tại thủ đô A-đi A-ba-ba, Ê-ti-ô-pi-a là nơi kết nối lý tưởng với các nước thuộc Châu Phi.

Trên cơ sở những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, những biện pháp cửa thị trường và khuyến khích hợp tác đầu tư mà Ê-ti-ô-pi-a đang thực hiện gần đây như:  tư nhân hóa một số lĩnh vực, khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế…Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Ê-ti-ô-pi-a được miễn thuế lên tới 10 năm, miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định, ưu đãi trong các hoạt động liên doanh với các doanh nghiệp của Ê-ti-ô-pi-a,..

Nhân dịp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng đã ký MOU về hợp tác xúc tiến đầu tư với Ủy ban Đầu tư Ê-ti-ô-pi-a, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội đầu tư thương mại tại mỗi nước; đồng thời đã trao đổi với cơ quan đồng cấp của Ê-ti-ô-pi-a dự thảo Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với mong muốn sớm đàm phán và ký kết Hiệp định này, tạo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác đầu giữa hai

Toạ đàm kinh tế Việt Nam – Ethiopia được đánh giá là cơ hội cho doanh nghiệp hai nước tìm kiếm và chia sẻ về cơ hội hợp tác mới, tầm nhìn mới trong bối cảnh quan hệ tốt đẹp đặc biệt giữa hai nước.

N.Dũng